Hiển thị các bài đăng có nhãn sales khách sạn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sales khách sạn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Sales khách sạn cần kỹ năng gì?

Giao tiếp, tất nhiên kỹ năng đầu tiên một người sales khách sạn cần đó là phải giao tiếp tốt. Ngoài giao tiếp nhân viên sales còn phải biết lắng nghe khách hàng, biết phán đoán và xoay chuyển tình thế.

Hôm nay, saleskhachsan.com xin chia sẻ vài kỹ năng cần thiết cho Sales.

Kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp là nhân tố quan trọng, cần thiết cho nghề này vì giao tiếp tốt sẽ tạo cho bạn có mối quan hệ tốt với khách hàng. Phát triển và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng sẽ giúp bạn có niềm tin nơi khách hàng và việc bán hàng sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Kỹ năng lắng nghe:
Kỹ năng này nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là thành phần quan trọng tạo nên quan hệ tốt đẹp giữa người bán hàng và khách hàng. Bởi vì để biết được mong muốn của khách hàng để chỉ tập trung vào những nhu cầu đó thì bạn phải là người “lắng nghe” giỏi và nhận biết nhanh. Từ đó bạn mới có thể nhận được sự quan tâm từ phía khách hàng.

Đoán biết được nhu cầu của khách hàng:
Nếu bạn biết được tâm lý và nhu cầu của khách hàng thì bạn sẽ có thể giới thiệu ra những sản phẩm làm vừa lòng họ. Ngược lại, công việc của bạn sẽ không đạt kết quả gì nếu bạn không “đánh trúng” vào tâm lý của khách hàng. Ngoài khả năng nghe những yêu cầu của khách bạn cần phân tích những thông tin của khách hàng và phán đoán theo nhiều chiều hướng để hiểu được tâm lý của họ. Có triển vọng trong nghề này hay không phụ thuộc rất nhiều vào óc phán đoán của bạn.

Xoay chuyển tình thế:
Tuy nhiên, nếu bạn đã đưa ra đề nghị không hợp với ý khách hàng thì bạn không nên dừng lại, tiếp tục nói về sản phẩm đã đưa ra là lựa chọn của một nhân viên giỏi. Hãy giới thiệu những tính năng và thông tin cơ bản về sản phẩm cho khách hàng nhưng không đề cập đến việc mời họ ký hợp đồng mua bán. Khi bạn hoàn thành xong phần trình bày hãy đợi ý kiến từ phía khách hàng là cách tốt nhất.

Giới thiệu sản phẩm với phong cách tự tin:
Một phong cách tự tin trong giao tiếp sẽ quyết định bạn thành công hay không. Ví dụ, nếu khách hàng có những câu hỏi như “Sản phẩm hãng bạn đang bán có gì vượt trội hơn so với sản phẩm của các hãng khác?”. Một câu trả lời hoàn hảo là cách nói tự tin và rõ ràng, sau đó đưa ra những tính năng của sản phẩm hướng vào nhu cầu của khách khi mua loại sản phẩm đó.

Trada (tổng hợp)
Chi tiết

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Nghề sales khách sạn

Trong khách sạn, phòng kinh doanh hay phòng thị trường là một trong những bộ phận quan trọng nhất, nó quan trọng vì đây chính là cầu nối giữa khách sạn với khách hàng. Nếu phòng kinh doanh hoạt động tốt và hiệu quả, khách sạn sẽ đông khách hơn, khách đông kéo theo doanh thu tăng, từ đó, khách sạn sẽ tồn tại và phát triển mạnh mẽ, ngoài ra, khi có khách thì các bộ phận khác trong khách sạn mới có thể hoạt động được.

Nhân viên phòng sales
Phòng kinh doanh là trạm trung chuyển thông tin giữa khách hàng và các phòng ban khác trong khách sạn. Người làm Sales khách sạn là người kinh doanh các dịch vụ của khách sạn, chào bán cho khách hàng những sản phẩm về phòng ở, dịch vụ ăn uống, hội thảo, giải trí… Sau khi đã thỏa thuận mua bán, nhân viên Sales sẽ làm xác nhận với khách hàng. Từ đây, thông tin về yêu cầu của khách hàng sẽ được Sales chuyển đến các bộ phận khác trong khách sạn để phục vụ đoàn khách. Nếu các bộ phận trong khách sạn chưa rõ thông tin thì sẽ hỏi lại Sales, còn khách hàng khi sử dụng dịch vụ có điều gì bất cập so với bản xác nhận thì gọi Sales đến để giải đáp thắc mắc.
Nhân viên Sales phải chịu áp lực từ nhiều phía: áp lực tâm lý giữa các bộ phận trong quá trình phục vụ khách, áp lực tâm lý từ những thắc mắc phàn nàn của khách, hay áp lực tâm lý của cấp trên nếu quá trình kinh doanh của khách sạn không tốt. Những trường hợp bộ phận tiếp tân không giải quyết được, hay khách hàng cứ khăng khăng đòi gặp người đã ký bản xác nhận, thì nhân viên Sales chính là người “đứng mũi chịu sào”.
Tại một số khách sạn, Sales không chỉ bán dịch vụ và tạo mối quan hệ với khách mà họ còn có dịp trải nghiệm những công việc khác, chẳng hạn như đối ngoại với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: đoàn thanh tra, kiểm tra của bên Sở, Tổng Cục Du Lịch đi thẩm định dịch vụ; đoàn vệ sinh an toàn thực phẩm của Sở Y Tế; Công an; Xuất nhập cảnh…, hay là tiếp những đoàn khách đối ngoại của cấp trên. Thỉnh thoảng, Sales khách sạn cũng có thể “hóa thân” thành nhà điều hành tour du lịch, đôi khi còn kiêm luôn cả hướng dẫn viên cho khách đi tour hoặc là các đoàn khách ngoại giao cần có người hướng dẫn.
Sales khách sạn luôn chủ động quan sát, theo dõi thị trường, những biến động của tình hình khách để đổi mới các dịch vụ của khách sạn cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng và nghĩ ra nhiều ý tưởng mới để làm sao thu hút được khách đến với khách sạn nhiều hơn. Ngoài ra, Sales là người có mối quan hệ tốt với giới báo chí, truyền thông, hội chợ… để quảng bá cho khách sạn.
Đây là một công việc đòi hỏi bạn phải có sức khỏe, khả năng giao tiếp tốt và chịu được áp lực cao, những kỹ năng giải quyết tình huống và đặc biệt là lòng đam mê. Một khi có đam mê, bạn đã chạm đến bước đầu của thành công trong sự nghiệp.
Chi tiết